THOÁI HÓA KHỚP

Administrator 01/08/2019
Thoái hóa khớp là một bệnh lý thoái hóa ở khớp do những bệnh nhân bị bệnh lý này sẽ suy giảm chức năng của khớp theo thời gian. 
  1. Thoái hóa khớp là gì?

 

  • Thoái hóa khớp là một bệnh lý thoái hóa ở khớp do những bệnh nhân bị bệnh lý này sẽ suy giảm chức năng của khớp theo thời gian. 
  • Thoái hóa khớp có biểu hiện lâm sàng bởi đau khớp và cột sống mạn tính, không có biểu hiện viêm.
  • Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa của sụn khớp và đĩa đệm, những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch.
  • Nguyên nhân chính của bệnh là quá trình lão hóa và tình trạng chịu áp lực quá tải và kéo dài của sụn khớp.
  • Thoái hóa khớp bắt đầu với sự phát hủy – hay thoái hóa – các khớp giữa các xương trong cơ thể.
  • Những mô đàn hồi, hay còn gọi là sụn, giúp tạo một lớp đệm giữa 2 xương khi chúng tiếp xúc với nhau, giúp chúng khỏi ma sát vào nhau khi chúng ta cử động.
  • Sụn, cũng giống như các bộ phận giảm shock khác, sẽ mòn đi theo thời gian và do việc sử dụng khớp, và khi chuyện này xảy ra, mô đệm bảo vệ giữa các xương sẽ giảm xuống.
  • Trong bệnh lý thoái hóa khớp, điều này sẽ làm cho phần xương bên dưới sụn trở nên dày lên và phát triển rộng ra ngoài tạo nên các mẩu xương nhọn được gọi là gai xương.
  • Những cái gai xương này phát triển gần các đầu của xương của các khớp bị ảnh hưởng và có thể gây đau hoặc tê bì.
  • Nếu bệnh lý thoái hóa khớp nặng dần lên, phần sụn có thể vỡ ra khỏi xương, và lúc này các xương sẽ bắt đầu cọ xát vào nhau. Từ đó các dây chằng sẽ trở nên giãn ra và yếu dần.

 

  1. Nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp:
  1. Sự lão hóa:
  • Ở người trưởng thành các tế bào sụn không có khả năng sinh sản và tái tạo, mặt khác khi con người già đi, cùng với sự lão hóa của cơ thể, các tế bào sụn cũng dần dần giảm chức năng tổng hợp chất tạo nên sợi colagen và mucopolysacarit, làm cho chất lượng sụn kém dần nhất là tính đàn hồi và chịu lực.
  1. Yếu tố cơ học:
  • Là yếu tố quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa nhất là thể thoái hóa thứ phát, thể hiện bằng sự tăng bất thường lực nén trên một đơn vị diện tích của mặt khớp và đĩa đệm, còn được gọi là hiện tượng quá tải, bao gồm:
  • Các dị dạng bẩm sinh làm thay đổi diện tỳ nén bình thường của khớp và cột sống.
  • Các biến dạng thứ phát sau chấn thương, u, loạn sản, làm thay đổi mối tương quan, hình thái của khớp và cột sống.
  • Sự tăng tải trọng do tăng cân quá mức như béo phì, tăng tải trọng do nghề nghiệp...
  1. Các yếu tố khác:
  • Di truyền: cơ địa già sớm.
  • Nội tiết: tuổi mãn kinh, đái tháo đường, loãng xương do nội tiết.
  • Chuyển hóa: bệnh gout, bệnh da sạm màu nâu.

 

  1. Thoái hóa khớp nguyên phát và thứ phát:
  1. Description: benh-gai-cot-song2Thoái hóa khớp nguyên phát:
  • Thường liên quan chặt chẽ đến yếu tố tuổi tác.
  • Khi tuổi cao, hàm lượng nước trong sụn khớp tăng lên, hàm lượng Protid giảm xuống đồng thời giảm chất lượng của Protid trong sụn khớp. Do đó, sụn khớp bắt đầu thoái hóa với việc xuất hiện các vết nứt sụn, mòn sụn hoặc bong các mảnh sụn và nặng nề nhất là mất sụn.
  • Việc vận động khớp bị tổn thương sụn khớp do thoái hóa sẽ kích thích và tạo ra tình trạng viêm sụn, triệu chứng đau khớp và sưng nề tràn dịch khớp. Sự ma sát giữa hai đầu xương do mất sụn khớp sẽ kích thích phát triển mô xương mới tạo nên các chồi xương (hay gai xương) ở quanh khớp.
  • Tình trạng mất sụn khớp gây tăng ma sát dẫn đến triệu chứng đau và hạn chế vận động khớp.
  1. Thoái hóa khớp thứ phát:
  • Là thoái hóa khớp gây ra bởi các nguyên nhân rõ ràng.
  • Các nguyên nhân đó có thể là: tình trạng béo phì, các chấn thương lặp đi lặp lại vào khớp, phẫu thuật vào khớp, bệnh Gút, đái tháo đường hay do bất thường cấu trúc khớp bẩm sinh và đôi khi là các rối loạn hormone khác.
  • Béo phì gây thoái hóa khớp do tăng tải trọng lên khớp và sụn khớp.
  • Bên cạnh yếu tố tuổi, béo phì là yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với thoái hóa khớp, đặc biệt là khớp gối.
  • Tổn thương thoái hóa khớp cũng có thể gặp ở những người mang vác nặng thường xuyên.
  • Những chấn thương tái diễn các thành phần của khớp như dây chằng, xương và sụn cũng là nguyên nhân gây thoái hóa khớp, gặp với tần suất lớn hơn ở khớp gối của các cầu thủ bong đá và vận động viên chạy marathon.
  • Sự lắng đọng các tinh thể trong sụn khớp có thể gây thoái hóa khớp, nếu lắng đọng tinh thể urat có thể gặp trong bệnh Gút còn lắng đọng tinh thể canxi pyrophosphate gây ra viêm khớp giả Gút.
  • Một số người khi sinh ra đã có bất thường cấu trúc khớp, dễ tổn thương sụn khớp do yếu tố cơ học, có thể dễ bị thoái hóa khớp hơn.
  • Những rối loạn hormone như đái đường hay rối loạn hormone tăng trưởng cũng liên quan chặt chẽ với tổn thương sụn khớp do thoái hóa.

 

  1. Triệu chứng lâm sàng:
  1. Đau khớp:
  • Đau theo kiểu cơ giới: tức là đau khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
  • Vị trí: thường đau đối xứng hai bên, đau khu trú ở khớp hay đoạn cột sống bị thoái hóa ít lan xa, trừ khi có chèn ép vào rễ dây thần kinh.
  • Tính chất: đau âm ỉ, có khi thành cơn đau cấp sau khi vận động ở tư thế bất lợi, đau nhiều về buổi chiều, giảm đau về đêm và sáng sớm.
  • Đau diễn biến thành từng đợt, có khi diễn biến đau liên tục tăng dần.
  • Đau không kèm theo các biểu hiện viêm.
  1. Hạn chế vận động:
  • Các khớp và cột sống bị thoái hóa sẽ bị hạn chế vận động một phần, có khi hạn chế nhiều do phản xạ co cứng cơ kèm theo.
  • Bệnh nhân có thể không làm được một số động tác như không quay được cổ, không cúi được sát đất, một số bệnh nhân có dấu hiệu phá hủy khớp.
  1. Biến dạng khớp:
  • Thường không biến dạng nhiều như trong các bệnh khớp khác, biến dạng trong khớp do mọc gai xương, do lệch trục khớp hoặc thoát vị màng hoạt dịch.

 

  1. Dấu hiệu X quang:
  • Có 3 dấu hiệu cơ bản:
  • Hẹp khe khớp.
  • Đặc xương dưới sụn
  • Gai xương.

 

  1. Điều trị
  • Hiện nay vẫn chưa có thuốc hiệu quả nhằm điều trị khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa khớp.
  • Nguyên tắc chung:
  • Làm giảm triệu chứng đau.
  • Duy trì, hoặc điều trị phục hồi chức năng của các khớp.
  • Hạn chế sự tàn phế.
  • Tránh các tác dụng độc do dùng thuốc.
  •  Các phương pháp điều trị bao gồm:
  •  Nội khoa: dùng thuốc, không dùng thuốc
  • Ngoại khoa: phục hồi, thay khớp
  • Lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp cần dựa trên hoàn cảnh cụ thể của từng bệnh nhân, như tuổi, cân nặng, mức độ thoái hóa cũng như các bệnh kèm theo.

Bài viết liên quan